Một số dấu hiệu để nhận biết thú cưng cần được đi bác sĩ gấp
Nếu chó của bạn đang trong quá trình sinh đẻ mà hơn 4 tiếng không thấy chú chó con nào trào đời thì chó mẹ đang gặp nguy cơ khó đẻ, hãy nhờ bác sỹ tư vấn và can thiệp nhé.
Bạn luôn muốn cún cưng của mình được khỏe mạnh và không gặp vấn đề gì về sức khỏe. Bạn cần phải chăm sóc cún cưng đúng cách và hợp lý nhất, và bạn cần theo dõi chú cún của bạn trong một số khẩn cấp để có thể nhận biết thú cưng của bạn đang gặp vấn đề và nên đưa đến gặp bác
1. Chó mèo bị thương
Nếu chú cún của bạn đang bị chấn thương bị bị tai nạn không đáng có hoặc cắn nhau với chú cún khác thi bạn cần để ý xem sau đó chú cho của bạn có biểu hiện nhưng thế nào, cần phải được đưa đi kiểm tra ngay. Có thể chú chó của bạn bị thoát vị phổi, vỡ cơ hoành hay xuất huyết nội, là những nội thương không biểu hiện ra ngoài. Hoặc các vết thương như vết rách và vết cắn cần được chữa trị và băng bó ngay.
2. Khó thở
Những chú chó thường có biểu hiện là thở khò khè, ngạt thở, thở yếu và kêu khèn khẹt.. lý do là có vật thể lạ trong cổ, dị ứng, bệnh tim, phổi…Bạn không nên tự mình gắp những vật bị kẹt trong cổ, hãy đến gặp bác sỹ ngay.
3. Trạng thái thần kinh
Biểu hiện về thần kinh ở chó như mất phương hướng, không nghe lời, quá thờ ơ, không phản ứng nhanh nhạy, nặng sẽ bị hôn mê, mất khả năng tự chủ….
4. Động kinh
Đây cũng là những chứng bệnh phổ biến ở loài chó, những dấu hiện như là không kiểm soát cơn co giật và run rẩy, mất ý thức, các chân quơ quào. Lý do trong trường hợp này có thể cún của bạn đã bị bệnh động kinh tai biến não. Nếu trong 24h chó bị co giật liên tục hãy đưa chúng đi gặp bác sĩ ngay.
5. Nghi ngờ hoặc nhận thấy cún đã tiếp xúc với chất độc hại
Nếu chú cún của bạn tiếp xúc hoặc nuốt phải chất độc như bả chuột, phân bón,…thì hãy gọi ngay cho bác sĩ để sơ cứu trước khi có trường hợp xấu xảy ra. Bị nặng sẽ bị nôn mửa, co giật.
6. Nôn mửa và tiêu chảy
Đây là căn bệnh cũng khá phổ biến ở loài chó, khi mắc bệnh thường có dấu hiệu như lâm sàng như suy nhược, yếu ớt.. tình trạng này nếu kéo dài 24 tiếng thì chú chó của bạn sẽ nôn ra máu hoặc đi ngoài có máu, hãy nhanh chóng đưa thú cưng của bạn đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt nhé.
7. Phình bụng hoặc đau bụng
Nếu thấy cún cưng của bạn bụng to bất thường và cứng, có vẻ đau khi bạn chạm vào, thì chú chó của bạn đã bị mắc bệnh. Có biểu hiện như nấc cục, buồn nôn, suy nhược, suy sụp và khó thở. Có thể nguyên nhân là do có khí bị kẹt lại ở dạ dày và dạ dày bị xoắn lại. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Hoặc nguyên nhân có thể là do chứng đầy bụng có thể là sự tràn dịch xuất phát từ bệnh tim và hemoabdomen.
8. Các vấn đề thị giác
Những dấu hiệu biểu hiện các bệnh về mắt ở chó như đỏ mắt, chảy nước, sưng rách quá nhiều, nheo mắt và liên tục dụi mắt. Hãy can thiệp kịp thời trước khi chúng trở nên nghiêm trọng bạn nhé.
9. Vấn đề bài tiết
Nếu thấy chú chó của bạn không đi tiểu trong một khoảng thời gian dài hoặc đi quá nhiều, hay đi ra máu thì bạn nên cho chúng gặp bác sỹ thú y vì có thể chó của bạn đã bị bị nhiễm trùng đường tiểu hay sỏi tiết niệu, cần phải điều trị trước khi quá nặng.
10. Trường hợp sinh đẻ khẩn cấp
Nếu chó của bạn đang trong quá trình sinh đẻ mà hơn 4 tiếng không thấy chú chó con nào trào đời thì chó mẹ đang gặp nguy cơ khó đẻ, hãy nhờ bác sỹ tư vấn và can thiệp nhé.
Leave a Reply