Kinh nghiệm của những người nuôi chó Phú Quốc Việt Nam

3. Đối với chó nhỏ cần chú ý bổ sung đủ lượng calci và khoáng chất để việc lên tai tốt, đồng thời đảm bảo cho chúng khung xương được phát triển tốt nhất có thể. Việc bổ sung có thể qua thức ăn hoặc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ như Pet cal, Pet tab…hoặc những loại tương tự khác.

Nhà nhiếp ảnh Phan Tư Thi có 5 năm ở trên đảo Phú Quốc, anh rất thích chó xoáy Phú Quốc. Nhà anh có nuôi một đàn chó Phú Quốc cả chục con. Anh từng tìm hiểu và lân la trò chuyện với các vị cao niên, là người dân sống lâu đời trên đảo như ông Võ Công Minh (Minh Đìa) và ông Bảy Thảnh chuyên sử dụng chó săn Phú Quốc để săn bắt thú rừng trên đảo, những kinh nghiệm và lời kể của hai vị cao niên này sẽ bổ sung thêm kiến thức thực tế về những đặc tính quý của giống chó Phú Quốc này.

Chó xoáy Phú Quốc có một nét đặc trưng rất rõ ràng là khi nuôi trên đảo, chó xoáy Phú Quốc thường ra vườn, rừng đào hang đẻ, khi chó con lớn mới dẫn về nhà.

Chó xoáy Phú Quốc còn mang tính khí của loài chó hoang dã nên rất tinh khôn, hay đề phòng, nghi ngại, chỉ cần có biểu hiện lạ là chó phản ứng ngay, từ nhỏ chó con được *** dạy cho những phản ứng lanh lẹ, các thế vồ mồi, chạy, nhảy, bơi lội, đánh nhau trong bầy nên Chó xoáy Phú Quốc cắn lộn rất dữ dằn; gặp loại chó khác giống như chó Berger Chó xoáy Phú Quốc rất bình tĩnh gầm gừ lấy thế làm giống chó của Đức này phải kiêng dè lấm lét , trước năm 1975 ở sở thú Saigon có hai con Chó xoáy Phú Quốc thuần chủng được phong là khuyển vương vì những giống chó khác được người nuôi dẫn vào vườn bách thảo khi đi ngang qua chỗ ở của “khuyển vương” đều cụp đuôi sợ sệt ..?!

Dữ dằn như thế, cộng với thân hình khỏe đẹp chó xoáy Phú Quốc được liệt vào giống chó săn tốt nhất trên thế giới cùng với chó xoáy Phi châu (Rhodesia ) và chó xoáy Thái lan (Thai Ridgebacks) mặc dù nhỏ con nhưng Chó xoáy Phú Quốc có thể săn được những con mồi lớn và hung dữ như lợn lòi, nai, rắn độc, nếu là bầy đàn cùng đi săn thì dù là trâu rừng, beo,cọp chúng cũng không sợ nó có thể xa luân chiến cả ngày khiến địch thủ ngã gục mới thôi. Một đặc tính khác của giống Chó xoáy Phú Quốc là khi được chủ đưa đi săn nó không sủa bậy lúc đánh hơi thấy con mồi, nó chỉ báo hiệu cho chủ qua thái độ hoặc tiếng rít khe khẽ, khi săn được nó không bao giờ cắn chết con mồi mà chỉ ngoạm bằng cái mỏ dài đem về cho chủ xử lý…

“Nếu gặp giống Chó xoáy Phú Quốc thuần chủng mà cảm thấy ưng ý thì đắt mấy cũng mua vì: thú nuôi chó cũng như các nhà quý tộc có thú nuôi ngựa, nuôi chó có lợi hơn vì chó giữ nhà, bắt chuột mà chỉ ăn cơm đổ (chó xoáy Phú Quốc ăn uống rất dễ tính, chủ nhà ăn gì thì nó ăn thứ nấy, kể cả cơm thiu, rau muống), nếu nuôi chó để đi săn thì càng có lợi hơn vì chì cần săn trúng vài con mồi kha khá là đủ hòa vốn bỏ ra…, muốn có chó tốt thì phải tìm chó có tông, dòng và được những người chủ biết nuôi dạy, chó sẽ khôn hơn và nghe lời…

“Đầu tiên nên mua chó cái, khi chó cái được 7 – 8 tháng tuổi thì bắt đầu động đực, hãy tìm một con chó đực khỏe mạnh, đẹp, lông tốt, cao ráo, mình dài, bụng thon, ngực nở để phối giống (chó có chửa hai tháng thì đẻ), nếu nhà có sân vườn rộng chó cái thường tự ra vườn đào hang để đẻ. Chó xoáy Phú Quốc ban ngày ngủ, ban đêm chạy nhảy hoạt động, khi chó con ra đời con nào xương to, nặng cân là chó tốt. Chó đẻ ít con tốt hơn chó đẻ nhiều con, con nào đẻ 1 hoặc 2 con là chó quý, vì đẻ ít con nên chó *** có thời gian chăm sóc và dạy con cách săn mồi tốt hơn, nhất là kinh nghiệm để sinh tồn. Nuôi chó săn nên nuôi cùng một bầy cùng cha *** vì khi săn chúng đòn kết và biết ý nhau hơn loại khác cha, ***.

Chọn chó phải chọn loại có lông mịn, ngắn, sát da vì khi bị thấm nước nó chỉ cần rùng mình là khô ráo ngay nó đồng nghĩa với không sợ nước và bơi lội giỏi. tướng chó càng cao càng tốt, mình thon dài, đuôi vót nhỏ như cần câu vì như vậy chó xoay trở lẹ, tai đứng thính hơn tai cụp, mỏ (miệng) to và dài thì mới ngoạm mồi tốt, chó miệng nhỏ, nhọn thường nhát cắn mồi.

Theo kinh nghiệm của người nuôi, chó Phú Quốc có nhiều tính nổi bật đáng quí như sau:

Rất thích săn thú: Và săn rất giỏi rất nhiều loài thú hoang. Chó Phú Quốc có thể săn được loài thú đặc biệt lớn hơn chúng rất nhiều như nai, hay những loài hung dữ và nguy hiểm như heo rừng, rắn độc. chó săn giỏi thì giữ nhà cũng giỏi.
Chó đầu bầy (cầm bầy) là chó mưu trí, thông minh. Khi gặp con mồi to các con chó cùng bầy không dám xông vào cắn thì con cầm bầy dũng cảm nhảy bổ vào cắn cổ, vai, dái, cắn chân để chận con mồi lúc đó các con chó khác mới cùng loạt xông tới chiến đấu với con mồi. Nếu trong bầy có con chó nào vô kỷ luật làm sai trái thì con cầm bầy liền cắn ngay để cảnh cáo, lập tức cả bầy nhảy vào dạy cho con chó vô kỷ luật bài học để nhớ… trong lúc đi săn, gặp heo độc chó thường chiến đấu từ một buổi đến cả ngày vì heo độc rất khỏe và hung dữ, khi heo độc mệt thường đưa đít vào bụi cây hay hốc đá chờ chó xông vào thì cắn, làm như vậy chó khó vào đánh; con bầy đàn khôn, thường vờn trước mặt, chọc tức heo độc, khi heo độc chạy ra một vài mét, lúc ấy cả bầy chó xông vào cắn, mỗi con chọn một chỗ trên thân heo độc đeo miết mà cắn, chẳng mấy chốc heo độc bị thua bởi bầy chó Phú Quốc tinh khôn. Tín hiệu của chó khi đi săn cũng rất đặc biệt: khi gặp chồn, heo, nai chạy dưới đất nó bèn sủa: Ổn, ổn để gọi bầy đàn. Khi gặp con khỉ, kỳ đà, cà cuốc trên cây thì con cầm bầy đổi giọng sủa: hú,hú để kêu chủ đến xử lý…

Giữ nhà tốt: Do sủa rất tốt , rất hăng và thính, nên chó nhạy cảm với người hay vật gì lạ xuất hiện, vì vậy chó Phú Quốc thực hiện việc giữ nhà rất hiệu quả, điều này càng thể hiện rõ vào ban đêm, chó dễ dàng phát hiện tất cả những mục tiêu lạ và không bao giờ buông tha. Chó biết người thân, kẻ lạ, người ngay, kẻ gian. Nhiều người nuôi chó Phú Quốc chỉ cần ra lệnh giao cho việc gì đó cần trông chừng là chó không bao giờ rời mắt. Rất gần gũi và thân thiện với chủ: Và dễ làm quen, rất thích yêu thương, chiều chuộng, chó cái hay nhõng nhẽo rất thích chủ vuốt ve, nếu là người chủ trực tiếp tắm rửa, cho ăn uống chỉ cần đi khỏi nhà vài ba bữa là chó buồn rầu, thậm chí bỏ ăn để đợi chủ về. Tính hung dữ đối với những chó khác: Thì chúng tỏ ra rất nổi bật và đánh nhau không thấy chùn bước cho dù đối thủ có lớn hơn mình.

Anh Thi kể về đặc tính từng con chó mà anh đã nuôi: “Trong nhà tôi con bầy đàn đứng đâu là các con khác đi qua phải nép mình. Khi bắt được mồi to nó canh giữ, cả bầy cùng đứng trực chung quanh chờ chủ đến. Nếu kẻ lạ đến lấy con mồi sẽ bị cả bầy do con đầu đàn xử lý ngay, đặt biệt con cầm bầy rất biết nghe lời chủ và duy nhất chỉ nghe một người trong nhà mà thôi. ”Trong nhà có bốn con chó trưởng thành, mỗi con một tính nết, từ cách sủa đến cách giữ nhà. Con Luốt (lông nó giống lông chuột) ai vào nhà nó sủa không cho vào nhà, ai xông vào là nó cắn ngay. Nếu đi với chủ thì nó nằm cạnh xem chừng, nếu khách đến bên tủ là chó hực và sủa để cảnh cáo. Còn con Mực (lông đen tuyền): ai qua nhà cầm đá, gậy gộc vào nhà thì nó mới sủa, bọn trẻ nghịch ngợm lấy đá chọi nó liền xông vào cắn, đuổi, nó không sợ ai dù là mang vũ khí. Con Mực săn bắt mồi và bơi lội rất giỏi biển sóng to nó vẫn cứ bơi cách bờ cả 200m, chủ nói nó biết nghe lời, đặc biệt con Mực thường dạy con săn bắt, con bé nhà tôi đi tắm biển nó nằm trên bờ trông chừng và giữ quần áo, đố ai lấy đồ đi được. Con Mốc (lông có màu mốc) là con chó phát hiện ra các con chó khác hoặc người lạ tới gần nhà sớm nhất, Mốc có hàng râu mép xôm ra phía trước nên đánh lộn rất dữ dằn, nó dám đánh con lớn hơn nó, khi cán được địch thủ nó ngoạm chặt không chịu nhả; nếu không có sự can thiệp của chủ nó căn đối phương đến chết mới buông. Hằng ngày chúng thích đùa giỡn với người, không bao giờ biết trở khùng, không biết hờn giận, chì biết nghe lời, tuân lệnh chủ. Nó là con vật, là người bạn trung thành của những ai thương yêu chúng.”

Đôi điều lưu ý

Thật ra giống chó này rất dễ thích nghi với thành phố và nơi ở mới. Người viết bài này cũng có 4 con đưa từ đảo Phú Quốc về, ba con ở tại Sài Gòn một con ra Hà Nội đều sống khỏe. Trước đây khi đưa chó ra khỏi đảo tâm lý người nuôi là cưng chó, sợ chó bị đói nên cho ăn nhiều ăn toàn đồ bổ… đều này rất nguy hiểm vì chó xoáy Phú Quốc rất ham ăn mà bụng, nhất là đường ruột lại yếu, chó bị tử vong chẳng qua là đường ruột chưa kịp thích nghi với món ăn công nghiệp vừa lạ vừa thơm.

Khi lựa chó Phú Quốc, ngoài những tướng quý nên chọn chó con từ 3 đến 5 tháng tuổi, ở lớp tuổi này chó sẽ mau quên chủ cũ và không buồn khi rời bỏ bầy đàn. Khi di chuyển đừng cho chó ăn quá no, chỉ cho uống chút ít nước lọc (chó có thể nhịn đói đến hai ngày). Khi cho ăn bữa đầu tiên chỉ cho ăn thật ít cơm và chút nước chấm (không nên cho ăn thức ăn có chất béo vội) uống nước đun sôi, được vài ngày thì cho ăn tăng dần đúng bữa. Nuôi được khoảng 10 ngày, cho chó uống thuốc xổ lãi và đăng ký chích carre theo đúng hướng dẫn của trạm thú y.

Những chú ý khi nuôi chó Phú Quốc (CPQ)

Con CPQ có đặc điểm là nó rất dễ thích nghi, nuôi theo kiểu “nhà giàu” cũng được mà kiểu “nhà nghèo” cũng chấp nhận luôn. Vì vậy tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người mà có chế độ chăm sóc chúng sao cho tốt nhất có thể

Mỗi người có phương pháp riêng, tuy nhiên anh cũng thấy đa số là áp dụng các điểm sau:

1. Chích ngừa đầy đủ (thường 1-1.5 tháng chích 1 mũi ngừa care – loại 5 bệnh, 1 tháng sau kể từ mũi thứ nhất chích thêm 1 mũi ngừa care loại 7 bệnh), hàng năm chích nhắc 1 lần. Bên cạnh đó cũng nên chích ngừa dại hàng năm. Có 2 quan điểm: sổ lãi trước khi chích ngừa và chích ngừa trước khi sổ lãi, cái này không thuộc chuyên môn của anh nên cũng không rõ cách nào là tốt nhất. Ngoài ra định kỳ sổ lãi cho chúng, cái này tùy từng người 6 hoặc 9 tháng hoặc 1 năm.

2. Nếu có điều kiện thì nên có chế độ dinh dưỡng tốt cho chúng, tuy nhiên cũng ở mức vừa phải không nên quá mức dẫn đến mập mạp/béo phì mất cân đối, cần giữ ở mức vừa phải để đảm bảo vóc dáng, chó khỏe mạnh và linh hoạt. Có thể kết hợp giữa cơm và cám viên/thức ăn khô ở các buổi ăn khác nhau.

3. Đối với chó nhỏ cần chú ý bổ sung đủ lượng calci và khoáng chất để việc lên tai tốt, đồng thời đảm bảo cho chúng khung xương được phát triển tốt nhất có thể. Việc bổ sung có thể qua thức ăn hoặc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ như Pet cal, Pet tab…hoặc những loại tương tự khác.

4. Đảm bảo cho chó có đủ ánh nắng và vận động.

Điều quan trọng nữa là cần có sự quan tâm và chăm sóc của chủ đối với con chó.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *