Cái gì tạo nên sự thuần chủng của loài chó Phú Quốc?

Vì thế tôi nghĩ ta phải trả lời thỏa đáng các câu hỏi thế nào là thuần chủng? Thuần chủng để làm gì, vì ai, vì con người hay thiên nhiên? Làm thế nào để đạt tới sự thuần chủng?

Hiện nay trên diễn đàn nổi lên vấn đề gây tranh cãi về kích thước chuẩn của chó xoáy Phú quốc. Có ý kiến cho rằng giống chó Phú quốc có 3 nhóm chó với kích thước khác nhau, phải nới rộng chỉ tiêu về mặt kích thước để bảo tồn cả 3 nhóm chó này.

Mặt khác hiện nay mọi người hướng tới việc tạo ra giống chó Phú quốc thuần chủng và và đã ra quy định kích thước cụ thể của chó thuần chủng. Như vậy xuất hiện mâu thuẫn.

Vậy thế nào là thuần chủng? Cái gì tạo nên và quyết định sự thuần chủng của một giống loài nói chung và chó Phú quốc nói riêng?

Có lẽ nếu trả lời thỏa đáng hai câu hỏi này mọi người sẽ không còn ấm ức về tiêu chuẩn kích thước của chó Phú quốc thuần chủng (mà theo tôi hiện nay còn quá rộng) và biết hướng đi đúng trong quá trình tạo ra giống chó Phú quốc thuần chủng!

Về vấn đề này bạn Neanpolitan đã trả lời một phần:

Danh từ Purebred dogs hay Pure-blood bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 19, ngay nay Purebred dogs còn được gọi là Pedigree dogs . Chó thuần chủng tức là 1 giống chó được nhân giống chọn lọc theo một tiêu chuẩn đặt ra để có hình dáng, tính tình và khả năng làm việc giống nhau và được kiểm soát phả hệ nhiều đời qua những hiệp hội để bảo đảm tính ổn định di truyền (tương đối) .

Theo tôi thì chó thuần chủng được hình thành từ những nhóm chó sau đây:

– 1 giống chó nào đó có mặt ngoài thiên nhiên và được con người mang về thuần hóa, những giống chó này da số là do truyền thuyết kể lại chứ không có tài liệu rõ ràng, mà cho dù đó là những giống chó ngoài tự nhiên thì qua bao đời cũng đã bị lai tạp chứ không con nguyên thủy nữa . CPQ cũng có thể nằm trong số này, biết đâu nó là 1 giống chó có sẳn trong thiên nhiên ở khu vực đảo PQ .

– Những giống có những đặc thù riêng biệt của mỗi khu vực . Ngày xưa sự di chuyển còn rất hạn chế, những giống chó (hay con chó) trong 1 khu vực nào đó lai tạo với nhau 1 cách tự nhiên (không có sự can thiệp của con người), qua 1 thời gian sẽ đưa tới những hình dáng và tính cách bảo hòa, nên chó ở khu vực đó sẽ có nét đặt thù riêng . Điều này cũng đúng với CPQ của 20 – 30 năm về trước .

– Những giống chó do những người ở khu vực đó lai tạo 1 cách tự phát để phục vụ nhu cầu của con người như kéo xe, chăn/bảo vệ gia súc, canh gác, săn bắn hay làm bầu bạn (các giống chó nhỏ) …vv…. . Điều này cũng có thể đúng với CPQ để phục vụ nhu cầu săn bắt .

– Những giống chó dó người hay 1 nhóm người lai tạo các giống chó khác nhau để tạo ra 1 giống chó mới, rất nhiều giống chó như vầy được ra đời vào thế kỷ 18, 19 . Trường hợp này hoàn toàn không đúng với CPQ .

– Những giống chó của 1 vùng nào đó thời cổ xưa gần bị tuyệt chủng và bị lai tạp qúa nhiều, người tìm cách tái tạo lại nó . Trường hợp này gần đúng với CPQ nhất .

Những trường hợp kể trên chưa thể gọi là chó thuần chủng, mà người ta chỉ gọi là 1 “nhóm chó”, hay là chó ở khu vực nào đó, ví dụ như người ta sẽ gọi “chó chăn cừu vùng Ardenes , chứ không gọi chó chăn cừu thuần chủng vùng Ardenes . Và chó thời điểm này hình dáng và tính tình cũng còn rất đa dạng .

Khi những những tiêu chuẩn được con người đặt ra để lai tạo ra 1 giống chó dặt trưng theo họ muốn, chó phải qua nhiều thế hệ sàng lọc để ổn định (tương đối) thì mới được gọi là thuần chủng . Và điều này thường bắt đầu từ 1 số con chó có hình dáng và tính tình gần với bản tiêu chuẩn nhất để khởi nguồn nhân giống ra những thế hệ sau này . Hoặc cũng có thể người ta viết ra tiêu chuẩn dựa vào những con chó mà họ ưng ý nhất, mang nhiều đặc tính đại diện cho giống chó của vùng đó . Hoặc tổng hợp những nét đặc trưng của chó vùng đó mà viết ra bản tiêu chuẩn rồi phấn đấu đạt tới .

Vậy những giống chó có từ lâu đời nhưng chưa được các HH quốc tế công nhận thì có được gọi là thuần chủng hay không ? Nó sẽ được gọi là thuần chủng khi mà vẫn được nhân giống chọn lọc và kiểm soát gia phả bởi những HH hay CLB quốc gia đó kiểm soát thì vẫn được gọi là thuần chủng cấp quốc . Nếu không có các HH quốc gia kiểm soát mà chỉ do tự phát thì nói cũng rất khó ai tin, cũng như khó lòng cho ra 1 giống chó ổn định để đủ tư cách gọi là 1 giống chó thuần chủng .

Vậy con Xoài có phải là thuần chủng hay không ? Theo ý kiến của tui thì nó vẫn được gọi là thuần chủng thế hệ đầu tiên, vì nó đủ tư cách đại diện cho giống chó PQ vào thời điểm đó ở đảo PQ . Bởi vì nó được chọn lựa bởi để mang sang Pháp và tham dự các cuộc dog shows, nó nhất định phải là con chó đẹp nhất và tốt nhất trong tất cả CPQ ở đảo thời bấy giờ mới được chon lựa, và tui tin rằng với hoàn cảnh địa lý của đảo PQ hơn 100 năm trước độ lai tạp của CPQ sẽ không nhiều . 1 con chó được lựa chọn từ 1 người am hiểu về chó và tham dự dog show và được đưa vào bản tiêu chuẩn của ông Henry Van Bylandt, 1 người am hiểu về chó lỗi lạc bậc nhất thời bấy giờ thì không phải là sự tình cờ hay vô cớ .

Và đừng quên nó đã thắng ở những dog show bên châu Âu, 1 con chó tầm thường không thể nào thắng được ở những show bên châu Âu, nó đủ tư cách là mục tiêu cho chúng ta phấn đấu đạt tới .

Nếu con Xoài và những con CPQ khác được tiếp tục nhân giống ở Pháp thì chúng ta ngày nay cũng đã có 1 giống chó PQ thuần chủng như bao giống chó khác, và tổ tiên trong các gia phả là con Xoài .

Rất tiếc mọi chuyện đã bị gián đoạn, và chúng ta phải đi tiếp con đường tái tạo CPQ . CPQ ngày nay bị lai tạp khá nhiều, nhưng may mắn rằng nó vẫn được tạm “để yên” ngoài đảo trong suốt mấy chục năm qua cho tới khi có sự chú ý của giới chơi chó ở đất liền, nó đã bị tàn phá 1 cách thàm hại trong vòng 20 năm qua bởi sự thiếu thông tin và kém hiểu biết của 1 số người . Nhưng tui thấy vẫn còn nhiều con chó có hình dánh của con Xoài và bản tiêu chuẩn xưa, cũng chưa đến nỗi tuyệt vọng và vẫn có thể cứu được .

Chúng ta đang xin FCI để tái xác nhận giống CPQ xưa, chứ không phải xin xác nhận 1 giống chó mới, vì vậy phải dựa vào tiêu chuẩn xưa và cũng là điều chúng ta muốn cứu 1 giống chó cổ xưa ở đảo PQ gần sắp tuyệt chủng . Điều này hoàn toàn khác với đòi hỏi công nhận những đặc trưng của CPQ hiện có ngoài đảo như 1 số người đòi hỏi . Vì vậy những gì không đúng với bản tiêu chuẩn phải cương quyết loại bỏ .

– Vậy hiện nay chúng ta không hề có con nào giống con Xoài thì sao ? bản tiêu chuẩn dựa vào con Xoài chỉ là ảo tưởng ?
Như đã nói ở phần trên, con Xoài là mục tiêu chúng ta phấn đấu để đạt tới, và những con chó được VKA công nhận cũng phải có trên 50% đạt tiêu chuẩn gần giống với con Xoài và bản tiêu chuẩn, có con củng đạt tới 70-80% của bản tiêu chuẩn . Và nên nhớ trên đời này không có con chó nào đạt 100% đúng với bản tiêu chuẩn .

– Vậy như thế nào là 1 con CPQ đúng bản tiêu chuẩn, tôi đọc bản tiêu chuẩn không hiểu và muốn chính mắt nhìn thấy những con chó ngoài đời để so sánh .
Xin mời bạn tới dog show của CPQ để tận mắt nhìn thấy những con đủ tiêu chuẩn, kết hợp với trang bị kiến thức của mình về bản tiêu chuẩn để có thể nhận ra phần nào của con chó bị lỗi và phần nào đúng với tiêu chuẩn . Nên nhớ những con chó phạm lỗi nhẹ hay không nằm trong phạm vi cần bị loại bỏ của bản tiêu chuẩn vẫn có thề đượcc ông nhận nhân giống hay thắng ở dog show .

-Vậy CPQ ngoài đảo có thể gọi là CPQ thuần chủng hay không ?

Như đã nói ở trên, nó chỉ là chó ở đảo PQ, hay gọi là CPQ cũng được, nhưng không thể gọi là CPQ thuần chủng nếu không được nhân giống chọn lọc qua nhiều thế hệ theo tiêu chuẩn .

– Những con được VKA công nhận hiện nay thì sao ?
Có thể gọi là những con thuần chủng thế hệ đầu tiên (tạm thời), vì vó mang nhiều đặc trưng của CPQ trong bản tiêu chuẩn nhất , cũng đồng nghĩa nó mang trong người dòng máu CPQ ngày xưa nhiều nhất (nhưng không tuyệt đối) .

Sau 5 thế hệ sinh ra được kiểm tra gia phả chúng ta sẽ tạm thời có 1 giống CPQ thuần chủng tương đối ổn định cấp quốc gia, và sau khi chúng ta được FCI công nhận thì chúng ta sẽ có 1 giống CPQ ngang hàng với tất cả các giống chó thuần chủng khác trên thế giới .

Những ai không đăng ký để được công nhận bởi VKA, không bắt đầu những thế hệ đầu tiên của mình để xác nhận 1 dòng chó thuần chủng thì không thể quảng cáo chó của mình là thuần chủng, chỉ nên gọi là chó PQ hay chó xoáy PQ mà thôi (nếu nó được mang từ đảo vào hay có hình dáng na ná với CPQ trong bản tiêu chuẩn), nếu quảng cáo chó mình thuần chủng thì một là kém hiểu biết, hai là không biết xấu hổ .

Cái thời ngồi một chổ thêu dệt truyền thuyết đã qua rồi các bạn ạ .

– Đối với các giống chó khác: Như đã nói ở trên, chó thuần chủng còn được gọi là Pedigree dog, vì vậy chó không có pedigree thì không thể gọi là thuần chủng, cho dù nó được sinh ra từ cha mẹ thuần chủng nhưng vì lý do nào đó nó không có giấy thì trên nguyên tắc vẫn không thể gọi là chó thuần chủng .

Chắc cũng nhiều người đã đọc, tuy nhiên câu hỏi vẫn chưa được trả lời thỏa đáng nên mới gây nên tranh luận về kích cỡ chó thuần chủng và có người chủ trương đa dạng chó thuần chủng. Chúng ta có nhiều ví dụ về các giống vật thuần chủng trong tự nhiên, có thể nói là vô số. Vấn đề đặt ra là tại sao thiên nhiên lại tạo ra vô số giống vật thuần chủng như vậy? Đấy chỉ là ngẫu nhiên hay có chủ đích, để phù hợp với điều kiện phát triển của muôn loài muôn vật?

Vì thế tôi nghĩ ta phải trả lời thỏa đáng các câu hỏi thế nào là thuần chủng? Thuần chủng để làm gì, vì ai, vì con người hay thiên nhiên? Làm thế nào để đạt tới sự thuần chủng?

Nếu trả lời được những câu hỏi này chúng ta sẽ biết cần phải sử dụng lực lượng phương tiện gì để đạt mục đích này và cần phải tiến hành thuần giống và nhân giống ở đâu, khi nào?

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *