Những dấu hiệu cho thấy cún của bạn bị đau

Tóm lại, việc tiếp xúc, vuốt ve cún hằng ngày cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra những điểm bất thường trong hành vi của cún, từ đó dễ phát hiện các cơn đau/chứng bệnh hơn.

Không phải con cún nào cũng la thét, giãy giụa lúc bị đau. Nguyên nhân có thể là do thương tích, tai nạn, bệnh ung thư và nhiều lí do khác như stress… Vì không nói được như người nên phần lớn các bé thường tự chịu đựng/giấu bệnh , cho tới lúc bệnh biến chứng và trở nặng. Dưới đây là một số các dấu hiệu bất thường của chó cưng mà bạn nên theo dõi để có cách xử lý kịp thời.

1. Nếu những âm thanh thường ngày bỗng làm chó của bạn khó chịu, gắt gỏng, đó cũng là dấu hiệu bệnh/bị đau của các bé.
2. Chó phản ứng mạnh với việc bị tiếp cận/ tiếp xúc? Nó cũng đồng nghĩa với việc bé đang cố gắng che dấu vết thương chứ không đơn thuần là cáu gắt, bực bội.
3. Tư thế và mức độ cẩn thận khi các bé nằm: Nếu chó khỏe mạnh bình thường, các nhóc sẽ không quan tâm nhiều về tư thế của bản thân. Còn những chú chó già, ốm hay bị bệnh về khớp (ví dụ viêm khớp) sẽ rất cẩn trọng và nhẹ nhàng trượt hai chân trước xuống. Ngoài ra, giấu chân (co chân vào sát người..) cũng có thể là bằng chứng của cơn đau. Đau đớn hay bệnh tật đều khiến chúng uể oải khi thay đổi tư thế.
4. Xem cách bé phản ứng khi được vuốt ve: Đau ốm thì thường ít quan tâm, tỏ thái độ khó chịu với việc vuốt ve/Đột nhiên quá quan tâm tới việc được vỗ về… Hãy nhớ so mức năng động của bé mỗi ngày để biết nhé.
5. Cún sẽ khó chịu nếu bị chạm vào vết thương/ chỗ bị đau. Để chắc ăn, thử chạm và xem xét nhiều vị trí khác nhau trên người cún. Nếu cún nhắm nghiền mắt là biểu hiện bé đang bị đau đấy.
6. Nhìn xa xăm: như lúc bị đụng vào vết thương trên người bạn thì bạn sẽ cố nhìn ra xa để tránh cảm giác bị đau hơn.. hoặc nhìn hoài vào một vị trí nào đó trên người.
Ngoài ra, những dấu hiệu sau cũng rất hữu dụng để phán đoán:
a) Thay đổi trong hoạt động thường ngày:
– Đi khập khễnh, run rẩy.
– Liếm/gãi/cắn hoài một khu vực nhất định trên cơ thể.
– Chạy theo vòng tròn ngay cả sau khi đi vệ sinh.
– Thở hổn hển không rõ lí do
– Uể oải, ít vận động hơn so với bình thường/ngủ nhiều hơn.
– Thay đổi thói quen ăn uống/chán ăn.
– Tỏ ra bảo vệ/ giữ gìn một bộ phân nào đó trên cơ thể.
– Nằm nghiêng nhiều về một phía.
b) Thay đổi trong cử chỉ, thái độ:
– Cáu gắt, rên rỉ, gào thét, bồn chồn (đứng lên hoặc ngồi xuống nhiều lần).
– Cắn người/ đồng loại/ tự cắn bản thân, tỏ vẻ thù địch một cách bất thường.
c) Thay đổi vẻ ngoài: lông bớt bóng mượt, nhem nhuốc, tai rũ xuống, có những vùng lông dựng đứng…
Tóm lại, việc tiếp xúc, vuốt ve cún hằng ngày cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra những điểm bất thường trong hành vi của cún, từ đó dễ phát hiện các cơn đau/chứng bệnh hơn.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *